Cách quản trị cảm xúc với 10 thói quen hiệu quả
Quản trị cảm xúc là điều vô cùng quan trọng để bạn có được một cuộc sống và công việc tốt hơn. Vậy làm thế nào để có thể quan trị cảm xúc của bản thân?
Thế nào là quản trị cảm xúc?
Quản trị cảm xúc là khả năng nhận thức, sẵn sàng chấp nhận, cũng như kiểm soát thành công cảm xúc của bản thân và đôi khi là cả người khác. Nói một cách đơn giản hơn, kỹ năng quản lý cảm xúc đề cập đến khả năng làm chủ cảm xúc của chính mình.
Trên thực tế, những người có thể quản lý cảm xúc của bản thân có khả năng làm tốt trong công việc cũng như trong cuộc sống của họ. Những người giỏi kỹ năng quản trị cảm xúc thường có các mối quan hệ lành mạnh và có khả năng quản lý những khó khăn cũng như thất bại.
Quản trị cảm xúc không chỉ mang đến cho bạn những lợi ích lớn lao trong cuộc sống thường nhật, trong các mối quan hệ xã hội mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của bạn.
Vì sao nên biết cách quản trị cảm xúc?
Kỹ năng quản trị cảm xúc giúp bạn xây dựng các mối quan hệ bền chặt hơn, thành công ở trường học cũng như nơi làm việc. Đồng thời, giúp bạn đạt được các mục tiêu nghề nghiệp và cá nhân dễ dàng hơn. Kỹ năng này cũng có thể giúp bạn kết nối với cảm xúc của mình, biến ý định thành hành động và đưa ra những quyết định sáng suốt về những điều quan trọng trong cuộc sống của bạn. Cụ thể:
- Quản lý tốt bản thân
- Củng cố khả năng tự nhận thức
- Quản lý tốt các mối quan hệ
- Làm việc nhóm hiệu quả
- Hạn chế những xung đột không đáng có
- Duy trì và phát triển các mối quan hệ
- Được đánh giá và nhìn nhận chuyên nghiệp hơn trong cách làm việc
- Không để người khác lợi dụng điểm yếu
- Quản trị tốt cảm xúc thể hiện bạn là người có hiểu biết
10 thói quen giúp bạn quản trị cảm xúc tốt
Biết cách quản trị cảm xúc tốt sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày cũng như chất lượng công việc, những quyết định đầu tư bạn đưa ra hay tài chính của bạn. Dưới đây là 10 thói quen giúp bạn quản trị cảm xúc hiệu quả.
Thường xuyên xem xét những tác động mà cảm xúc mang lại
Cảm xúc là yếu tố khiến cho cuộc sống của chúng ta trở nên độc đáo và thú vị hơn. Những cảm xúc tích cực và mạnh mẽ có thể biểu thị rằng chúng ta đang đón nhận cuộc sống một cách ý nghĩa và trọn vẹn, rằng chúng ta không phải kìm nén những phản ứng tự nhiên vốn có của mình.
Tuy nhiên, đôi khi những cảm xúc của bạn sẽ vượt ra khỏi ranh giới, như:
- Xung đột trong các mối quan hệ
- Khó kết nối với người khác
- Rắc rối ở nơi làm việc hoặc trong trường học
- Cảm giác thôi thúc sử dụng, tiêu thụ một cái gì đó giúp kiểm soát cảm xúc của bạn
- Bộc phát về thể chất hoặc cảm xúc
Vì vậy, nhìn nhận lại cảm xúc khó kiểm soát sẽ giúp bạn khắc phục được những cấn đề về cảm xúc mà bạn gặp phải.
Điều tiết thay vì cố gắng đàn áp cảm xúc
Khi đàn áp cảm xúc quá mức, bạn sẽ vô tình gây ra những triệu chứng về sức khỏe như:
- Lo âu, phiền muộn
- Khó ngủ
- Khó quản lý sự căng thẳng
- Lạm dụng chất kích thích
Cho nên, trong khi học cách quản trị cảm xúc, hãy đảm bảo rằng bạn không cố gắng che dấu mà hãy học cách điều tiết cảm xúc của mình.
Định vị cảm xúc
Dành ra một chút thời gian để kiểm tra lại tâm trạng của bản thân có thể giúp bạn kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Bằng cách xem xét lại tình huống và các lựa chọn thay thế khả thi, bạn đang sắp xếp lại suy nghĩ của mình, điều này có thể giúp bạn thay đổi phản ứng nóng nảy đầu tiên của mình.
Sẽ mất một thời gian để cách làm này này trở thành thói quen. Tập luyện và thực hành các bước này trong đầu sẽ giúp bạn quản trị cảm xúc dễ dàng hơn và hiệu quả hơn.
Chấp nhận mọi cảm xúc của bạn
Việc chấp nhận những cảm xúc khi đến fiups bạn thoải mái hơn với chung. Đêt thực hành chấp nhận cảm xúc, hãy thử nghĩ về chúng như những người đưa tin. Họ không phải là “tốt” hay “xấu” mà trung lập. Có thể đôi khi họ mang lại cho bạn cảm giác khó chịu, nhưng họ vẫn cung cấp cho bạn thông tin quan trọng mà bạn có thể sử dụng.
Chấp nhận cảm xúc có thể dẫn đến sự hài lòng hơn trong cuộc sống và làm giảm các triệu chứng về sức khỏe tâm thần hơn. Hơn nữa, khi mọi người nghĩ rằng cảm xúc của họ là hữu ích sẽ giúp họ có được cuộc sống hạnh phúc hơn.
Thường xuyên viết nhật ký
Viết nhật ký giúp bạn suy ngẫm sâu sắc hơn về những cảm xúc. Đồng thời cũng giúp bạn nhận ra những hoàn cảnh, rắc rối nào trong công việc hay những xung đột trong gia đình khiến bạn khó kiểm soát cảm xúc. Việc xác định các yếu tố kích hoạt cụ thể giúp bạn có thể đưa ra các cách để quản lý chúng hiệu quả hơn.
Học cách hít thở sâu
Các bài tập thở sâu có thể giúp bạn bình tĩnh hơn và làm dịu cảm xúc mãnh liệt đầu tiên và bất kỳ phản ứng quá khích nào mà bạn muốn tránh.
Mỗi khi bạn nhận thấy cảm xúc của bản thân đang dần xâm chiếm tâm trí. Hãy thử cách sau đây:
- Hít vào từ từ, một hơi thở sâu cần đến từ cơ hoành, không phải từ ngực. Hãy hình dung hơi thở của bạn đang bốc lên từ sâu trong bụng.
- Giữ hơi thở của bạn và đếm đến ba, sau đó thở ra từ từ.
- Thầm nghĩ và lặp lại một câu thần chú nào đó giúp trấn an bạn, chẳng hạn như “Tôi bình tĩnh” hoặc “Tôi đang cảm thấy rất thư giãn.”
Bộc lộ cảm xúc đúng lúc
Những cảm xúc của bạn cũng giống như những điều khác của cuộc sống, có thời gian và thời điểm bộc phát nhất định. Vì vậy, bạn nên cố gắng kiềm chế trong một vài hoàn cảnh nhất định.
Lưu tâm đến môi trường xung quanh và tình huống bạn đang gặp phải có thể giúp bạn biết được khi nào thì nên bộc lộ cảm xúc và khi nào bạn nên ngồi nói chuyện nghiêm túc và tử tế với họ.
Tạo không gian riêng cho bản thân
Chủ động tránh xa những cảm xúc mãnh liệt có thể giúp bạn dễ dàng đối phó phản ứng với chúng theo những cách hợp lý hơn.
Bạn có thể thực hành một vài cách làm dưới đây để có thể quản trị cảm xúc tốt hơn:
- Đi bộ
- Xem một video vui nhộn
- Nói chuyện với người yêu, người thân của bạn
- …
Thiền định
Thiền có thể giúp bạn tăng cường nhận thức về mọi trải nghiệm và cảm giác của bản thân. Khi thiền, bạn đang dạy cho mình cách sống với những cảm xúc đó, bạn chú tâm đến chúng mà không đánh giá mình hoặc cố gắng thay đổi chúng hay muốn làm chúng biến mất.
Tránh căng thẳng, stress
Để ứng phó với những căng thẳng bạn có thể xây dựng những thói quen sau:
- Ngủ đủ giấc
- Dành thời gian để nói chuyện và vui chơi với bạn bè
- Tập thể dục đều đặn
- Đến những nơi thiên nhiên không khí trong lành
- Thường xuyên thư giãn và làm những việc mình thích
- …
Trên đây là những thông tin về tầm quan trọng cũng như những thói quen giúp bạn quản trị cảm xúc tốt hơn. Hy vọng sẽ giúp được bạn trong cuộc sống cũng như công việc.
Xem thêm: