Bull Trap là gì? Cách nhận biết bẫy Bull Trap

Bull Trap là một loại bẫy trên thị trường chứng khoán. Vậy cụ thể Bull Trap là gì? Làm sao để tránh loại bẫy này?

Khi thị trường chứng khoán tăng hay giảm đều có những dấu hiệu cảnh báo trước. Nếu nhà đầu tư biết tận dụng cơ hội sẽ kiếm được lợi nhuận không hề nhỏ. Tuy nhiên không phải tín hiệu nào cũng chính xác và Bull Trap là một trong số đó.

Bull Trap là gì?

Bull trap là thuật ngữ kết hợp giữa “bull” (thường gặp trong Bull market) và “trap” (bẫy) dùng để nói về “bẫy tăng giá”. Đây là thuật ngữ chuyên môn trong thị trường chứng khoán, ám chỉ một tín hiệu giao dịch cổ phiếu có tính chất đánh lừa nhà đầu tư (NĐT) rằng xu hướng giảm đã kết thúc và thị trường đang đảo chiều đi lên.

Chính sự sai lệch này khiến nhà đầu tư nuôi hy vọng vào sự tăng trưởng của mã cổ phiếu này và liên tục mua vào. Nhưng sau thời điểm Bull Trap xảy ra, giá quay đầu giảm xuống trở lại khiến các trader đã mua vào bị thua lỗ.

Bull Trap 1

Nguyên nhân xuất hiện Bull Trap là gì?

Có nhiều lý do xuất hiện Bull Trap trên thị trường, chủ yếu là do:

Các sự kiện hoặc tin tức bất ngờ

Khi có những tin tức hay sự kiện bất ngờ về kinh tế hoặc chính trị không thể đoán trước được, các NĐT sẽ mua vào ồ ạt khiến giá tăng tạm thời.

Bị “cá mập” (nhà đầu tư hoặc tổ chức có tiềm lực tài chính lớn) thao túng

Một số nhà đầu tư hoặc tổ chức có tiềm lực tài chính lớn (cá mập – đội lái) liên tục mua một mã cổ phiếu để tạo cơn sốt tăng giá ảo. Nhà đầu tư nhỏ lẻ, đặc biệt những người mới tham gia thị trường (F0) thiếu kinh nghiệm khi thấy giá tăng sẽ thực hiện mua đuổi. Khi đạt ngưỡng kỳ vọng, cá mập bắt đầu xả hàng để thu lời.

Nhà đầu tư cũng dễ bị tác động tâm lý trước những tin tức bất ngờ dẫn đến quyết định mua vội khiến giá cổ phiếu tăng tạm thời. Trong khủng hoảng, các tin tốt có thể xuất hiện liên tục tạo ra tâm lý hưng phấn cho nhà đầu tư tin vào sự phục hồi của thị trường. Nhà đầu tư cần hiểu bản chất của sự giảm giá, và thông thường sự khủng hoảng không thể giải quyết bằng các biện pháp ngắn hạn.

Bull Trap 2

Hiệu ứng tăng giá

Tại thời điểm nhiều nhà đầu tư cùng tiến hành lệnh mua với mục đích “bắt đáy” sẽ gây ra hiệu ứng tăng giá ảo, nhưng lực mua chỉ áp đảo lực bán trong thời gian ngắn, sau đó giảm mạnh khiến giá cổ phiếu quay đầu.

Dấu hiệu nhận biết Build Trap là gì?

Bản chất của bull trap gồm 5 giai đoạn như sau:

  • Khi giá tăng và đạt ngưỡng kháng cự nó sẽ có 2 trường hợp hoặc quay đầu giảm tiếp hoặc phá kháng cự rồi đi lên.
  • Có hiện tượng cổ phiếu đột phá và nhà đầu tư sẽ mua bằng mọi cách.
  • Tung lệnh giới hạn để lấp đầy, từ đó làm giảm đà tăng của cổ phiếu.
  • Tiếp tục giằng co nên khi giá giảm, các nhà đầu tư sẽ hoảng loạn đóng vị thế mua.
  • Giá tiếp tục giảm tới mức cắt lỗ khiến nhà đầu tư phải bán cổ phiếu ra với mức thấp hơn và lúc đó bull trap xuất hiện.

Bull Trap 3

Cần làm gì khi gặp Bull Trap?

Cắt lỗ (Stop loss)

Không quan trọng bạn là nhà đầu tư chuyên nghiệp hay nghiệp dư, stop loss là cách bạn ngăn ngừa thua lỗ trong các đợt break out. Đặt lệnh stop loss ngay khi mở vị thế mua là thói quen kỷ luật, giúp bạn không sa lầy ngay cả khi thị trường ở mức lạc quan cao nhất.

Bull Trap 4

Mua lại điểm pullback

Đây là thời điểm giá tạm thời đảo chiều so với xu hướng chính. Khi thấy có dấu hiệu Bull Trap, bạn có thể đặt lệnh mua khi giá vượt qua vùng kháng cự (thay vì mua gần vùng kháng cự). Đây là giai đoạn nghỉ của xu hướng, giúp bạn xem xét xu hướng tăng giá là thật theo thị trường hay là bẫy tạo ra từ các nhà đầu tư ôm hàng, vốn lớn.

Cách tránh bẫy Bull Trap là gì?

Sau đây là một số lưu ý cho nhà đầu tư để tránh sập bẫy Bull Trap:

  • Không giao dịch ở mức đột phá.
  • Có chiến lược đầu tư và quản trị danh mục hợp lý.
  • Phân tán rủi ro bằng cách không all in vào một một cổ phiếu.
  • Nên có tỷ lệ đòn bẩy giữa rủi ro và lợi nhuận phù hợp, tránh tham lam theo xu hướng thị trường, tạo ra áp lực giá tăng đột ngột rồi giảm dần.
  • Duy trì thói quen đặt lệnh stop loss, không để mức lỗ vượt quá 10% cho dù bạn có dính bull trap hay không.
  • Nghiên cứu về chỉ báo khối lượng cân bằng OBV (On-Balance Volume).
  • Có kiến thức phân tích thị trường.Đặt điểm cắt lỗ, chốt lời cụ thể cho bản thân mình.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về Build Trap là gì? Cùng như một số nguyên nhân, biểu hiện và cách tránh bẫy Build Trap trên thị trường chứng khoán. Hy vọng đây là những hành trang tốt giúp nhà đầu tư có thể bước đi chắc chắn hơn trên thị trường.

Xem thêm:

Để lại một bình luận