CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (HNX: TAR)

Chứng khoán Trí Đức cập nhật báo cáo phân tích cổ phiếu TAR đến ngày 07/06/2022.

CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (HNX: TAR) chuyên sản, xuất và cung cấp các loại gạo bao gồm gạo thương hiệu cho thị trường trong nước và xuất khẩu, trong đó tiêu thụ nội địa và xuất khẩu chiếm tỷ trọng lần lượt là 84% và 16%. Công ty hiện sở hữu 6 nhà máy gạo tại Cần Thơ với tổng công suất 360 nghìn tấn gạo/năm. Với triển vọng từ việc giá lương thực liên tục tăng cao, TAR có nhiều động lực để tăng trưởng với vị thế là 1 trong các doanh nghiệp đầu ngành. Chứng khoán Trí Đức có một số luận điểm đầu tư sau:

❖ Cập nhật KQKD Q1.2022 và kế hoạch cả năm: Quý I TAR ghi nhận doanh thu đạt 958 tỷ đồng và LNST đạt 27,1 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 119% và 697% cùng kỳ. KQKD khả quan đến từ việc xuất khẩu gạo tăng trưởng tích cực khi doanh nghiệp cho biết đã trúng thầu xuất khẩu gần 50 nghìn tấn gạo sang thị trường Hàn Quốc trong nửa đầu năm 2022. Theo kế hoạch 2022, Trung An đặt kế hoạch doanh thu đạt 3.500 tỷ đồng (+12% yoy) và LNST đạt 600 tỷ đồng (gấp 6 lần cùng kỳ) nhờ tăng trưởng mảng gạo và lợi nhuận đột biến từ chuyển nhượng BDS.

❖ Hưởng lợi từ đà tăng giá lương thực: Hiện nay, thế giới đang trải qua giai đoạn giá cả hàng hóa liên tục tăng cao, trong đó có giá lương thực. Nguyên nhân của xu thế này đến từ (1) Đại dịch Covid 19 bùng phát từ năm 2020 gây đứt gãy chuỗi cung ứng trên toàn cầu; (2) Chiến tranh Nga – Ukraine làm trầm trọng hơn tính trạng thiếu hụt nguồn cung lương thực. Hiện nay, giá lúa mì hay giá ngô thế giới liên tục tăng mạnh trong khi giá gạo xuất khẩu của Việt Nam chưa tăng nhiều. Gạo có thể trở thành một sản phẩm thay thế cho các loại lương thực khác.

❖ Xu thế bảo hộ thương mại tăng lên nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia: Nhiều nước đã đưa ra các chính sách hạn chế xuất khẩu các mặt hàng nông sản hay vật tư nông nghiệp thiết yếu với mục đích đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Trong đó, Nga, Ukraine, Ấn Độ là những nước sản xuất và cung cấp lương thực hàng đầu, đã có những lệnh cấm xuất khẩu với một số mặt hàng như lúa mì, yến mạch, đường,… Trước tình trạng này, nhiều nước đã tăng nhập khẩu các mặt hàng lương
thực thay thế như gạo, giúp TAR liên tiếp trúng nhiều gói thầu lớn.

❖ Lợi nhuận đột biến từ chuyển nhượng BDS: TAR có kế hoạch chuyển nhượng lô đất có diện tích khoảng hơn 10.000 m2 tại tỉnh Cần Thơ và kỳ vọng ghi nhận 470 tỷ đồng lợi nhuận từ giao dịch này. Chúng tôi kỳ vọng việc chuyển nhượng sẽ diễn ra trong thời gian tới và ghi nhận vào KQKD của doanh nghiệp.

KHUYẾN NGHỊ
Trung An có triển vọng tích cực nhờ đà tăng giá lương thực và sự gia tăng của xu thế bảo hộ thương mại trước nỗi lo an ninh lương thực. Việc trúng thầu xuất khẩu gạo sang các thị trường và ghi nhận lợi nhuận từ chuyển nhượng BDS sẽ giúp TAR có kỳ vọng lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong năm 2022.

Chúng tôi đánh giá khả quan và khuyến nghị MUA cổ phiếu TAR với giá mục tiêu là 36.000 đồng/cp (upside 29%), cắt lỗ khi giá
đóng cửa dưới vùng 24.000 đồng/cp.

—————————————————————

Các bạn cần trao đổi thêm về Mã cổ phiếu, tham gia Nhóm trao đổi của Chứng khoán Trí Đức theo đường link đưới đây

Nhóm chát https://www.facebook.com/groups/chungkhoantriduc/

Nhóm chát Zalo  https://zalo.me/g/wvrjzi909

Trả lời